So sánh Shopee và Lazada: Nên bán hàng trên kênh nào?

Sàn TMĐT là thị trường tiềm năng và rộng mở cho nhiều người muốn kinh doanh online. Shopee và Lazada là hai cái tên quen thuộc trong các sàn TMĐT với lượng người dùng vô cùng lớn, là thị trường tiềm năng được nhiều nhà bán hàng lựa chọn. Vậy nên bán hàng trên Shopee hay Lazada? Cùng Hoanghoc.vn tìm hiểu câu trả lời ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về sàn TMĐT Shopee và Lazada

Shopee và Lazada là 2 sàn TMĐT có trụ sở chính tại Singapore và hoạt động chủ yếu tại Khu vực Đông Nam Á. Trong đó Lazada có nhiều người dùng ở Philippines còn Shopee thì có nhiều người dùng hơn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên trên website, Shopee nhận được khoảng 78 triệu lượt truy cập web, lớn hơn gần gấp đôi so với lượng truy cập của Lazada.

Tuy nhiên, cả Shopee và Lazada đều là những thị trường online tiềm năng để nhà bán hàng tạo dựng 1 gian hàng và đưaSP của mình đến với người tiêu dùng.

So sánh Shopee và Lazada: Nên bán hàng trên kênh nào?

Để bắt đầu kinh doanh online trên Shopee hoặc Lazada, trước hết bạn cần hiểu rõ về những chính sách.quy định/chi phí và những lợi ích/trải nghiệm của người dùng. Từ đó mới biết được nên kinh doanh trên sàn nào phù hợp?

1. So sánh về chiến lược tiếp thị dành cho người bán

Không chỉ là một nền tảng dành cho người bán tạo gian hàng & đăng sản phẩm, Shopee và Lazada có còn những chiến lược tiếp thị với các công cụ marketing hữu ích dành riêng cho nhà bán. Đó là một trong những phương pháp hiệu quả giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nhưng đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất trong chiến lược marketing của Shopee và Lazada. Các nhà bán hàng Shopee có thể sử dụng nó để tiếp thị SP cho những KH tiềm năng, có khả năng mua hàng cao. Từ đó, khả năng hiển thị của shop đối với người dùng sẽ được cải thiện hơn.

Shopee luôn có sự hợp tác với những người nổi tiếng, ca sĩ và KOLs… để tạo ra những góc review mà người mua đánh giá cao. Như vậy, Shopee có kỹ năng tác động đến quyết định mua hàng của KH hơn so với những gì mong đợi.

Còn đối với Lazada, đây là sàn TMĐT tiên phong kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, máy học & phân tích dữ liệu (Big Data Analytics), để tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Như vậy, các dữ liệu lịch sử mua sắm của KH sẽ được lưu trữ & xử lý giúp tối ưu hoá việc tìm kiếm, cá nhân hoá hiển thị & đưa gợi ý hợp nhu cầu của KH trong các lần mua hàng sau.

Với các giải pháp công nghệ này, Lazada sẽ làm nổi bật SP cho những người mua phù hợp nhất. Đồng thời hỗ trợ người bán hiểu rõ sở thích và mối quan tâm của khách hàng để đưa ra chiến lược tiếp cận KH phù hợp.

Bởi vậy, khi mua sắm trên Lazada, khả năng kết nối giữa người bán & người mua tiềm năng ngày càng gia tăng, giúp tiết kiệm thời gian cho cả hai bên, từ đó giúp nhà bán tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.

2. So sánh về bộ công cụ Marketing miễn phí

Về công cụ Marketing của 2 sàn Shopee và Lazada thì đều có điểm tương đồng. Nó cung cấp đa dạng nhiều tính năng cho các nhà bán lẻ: quảng cáo tăng tỷ lệ hiển thị trên sàn, đấu thầu từ khóa SP (quảng cáo tìm kiếm), tạo chương trình/mã khuyến mãi, tạo combo KM… cùng các chương trình ưu đãi như Freeship, Flash Sale,…

3. So sánh về phương thức thanh toán & vận chuyển hàng hoá

Trên cả 2 nền tảng Shopee và Lazada đều có rất nhiều phương thức thanh toán. Tuy nhiên, Lazada lại gặp khó khăn khi thu các khoản thanh toán qua gửi tiền ngân hàng mua tại quầy, trung tâm chuyển tiền & trung tâm thanh toán.

Cả 2 nền tảng đều có ví điện tử trong cửa hàng, người mua có thể nạp tiền thông qua các phương thức khác nhau. Cả 2 sàn đều cung cấp dịch vụ Thanh toán khi nhận hàng (COD) làm tùy chọn thanh toán. Đặc biệt, người dùng còn có thể sử dụng thẻ Mastercard/Visa trên cả 2 sàn, nhưng đối với Shopee, phương thức thanh toán này chỉ giới hạn ở các gianhàng ưu tiên & Shopee Mall.

4. So sánh về các chính sách của Shopee và Lazada đối với người dùng

Chính sách Bảo vệ người mua là 1 yếu tố quan trọng mà người dùng cần xem xét khi chọn mua SP. Chương trình Đảm bảo Shopee của Shopee giúp cung cấp thêm sự đảm bảo này cho người mua. KH sẽ không bao giờ nhận được hàng giả và khả năng tin tưởng của cửa hàng sẽ được đánh giá cao hơn.

Bên cạnh đó, Lazada có tính năng bảo vệ thanh toán có sẵn giúpđảm bảo mua hàng an toàn. Bởi vạy, người mua sẽ chọn mua hàng trên Shopee hơn Lazada cho các mặt hàng đắt tiền.

5. So sánh về chi phí bán hàng trên Shopee và Lazada

Đối với KH của Lazada, việc đối chiếu tài chính đối với SP bị hư hỏng & thiếu trong quá trình vận chuyển nhanh hơn & dễ dàng hơn so với KH của Shopee.

Về thanh toán, Shopee vượt trội hơn Lazada khi giảm thời gian nhận hàng từ 2-3 ngày cho các nhà bán. Mặt khác, Shopee cũng có tính phí cho mỗi lần rút tiền. Đặc biệt, nếu bạn đang kinh doanh tập trung vào đối tượng KH từ 18-34 tuổi thì Shopee là thị trường tiềm năng bởi nhóm tuổi này đang chiếm tới 80% tổng lượt mua hàng.

Bên cạnh đó, hãy thử kinh doanh với Lazada nếu bạn quan tâm đến thực phẩm tươi sống. Sự khác biệt trong chiến lược marketing của Lazada & Shopee khiến Lazada có thể đánh bại Shopee chính là tính năng của LazMall. Bạn có thể sử dụng kinh doanh thực phẩm tươi sống để thu hút một lượng lớn KH tiềm năng.

So sánh Shopee và Lazada: Nên bán hàng trên kênh nào?

Dù bán hàng trên Shopee hay Lazada thì các nhà kinh doanh đều có nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường & tăng tệp KH, tăng doanh thu hiệu quả. Mỗi sàn TMĐT sẽ có những điểm khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là giúp các nhà bán hàng kinh doanh vượt trội, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chủ shop kinh doanh trên cả 2 sàn TMĐT này thì cơ hội bán hàng sẽ rộng mở hơn. 

Như vậy, thay vì chọn 1 trong 2 sàn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cả 2 kênh TMĐT này. Và nếu bạn muốn bán hàng trên shopee hiệu quả mà không tốn nhiều công sức, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng shopee để kinh doanh hiệu quả hơn, ít tốn thời gian, công sức cho việc chăm sóc gian hàng. Các phần mềm bán hàng shopee hữu ích nhất với bạn là:

1. Shopee Hotato

Shopee Hotato là phần mềm tải ảnh & video shopee nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột. Các tính năng hữu ích của Shopee Hotato là:

  • Tải ảnh, video shopee nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột
  • Nghiên cứu lịch sử thay đổi giá của các sản phẩm trên shopee
  • Xác định thời gian đăng sản phẩm trên shopee
  • Xác định số lượng người truy cập, số lượng sản phẩm đã bán và tỷ lệ chuyển đổi của 1 sản phẩm trong 1 khoảng thời gian nhất định
  • Tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên shopee, 1688, taobao nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột
  • Xem biểu đồ thay đổi giá bán & số lượng sản phẩm đã bán theo thời gian một cách trực quan
  • Theo dõi lịch sử bán hàng để đưa ra số lượng sản phẩm cần nhập hàng một cách chính xác.

Xem video tính năng và hướng dẫn sử dụng Shopee Hotato tại đây:

Cài đặt phần mềm Shopee Hotato – Hỗ trợ người bán Shopee ngay TẠI ĐÂY

2. Hotaso

Hotaso là phần mềm tự động gia tăng lượt tìm kiếm, tương tác với sản phẩm của hop bạn. Từ đó giúp cho thứ hạng sản phẩm của shop bạn có vị trí cao hơn khi khách hàng tìm kiếm. Các tính năng của Hostaso là:

  • Tự động seo top sản phẩm
  • Tự động tăng tim
  • Tự động tăng follow
  • Tự động tăng like, comment shopee feed

Xem video hướng tính năng và hướng dẫn sử dụng phần mềm Hotaso tại đây:

Add a Comment

Your email address will not be published.