Phân tích lợi thế cạnh tranh của Shopee
Là một trong những sàn TMĐT nổi tiếng ở Đông Nam Á, lợi thế cạnh tranh của Shopee là vô cùng lớn. Hãy cùng Hoanghoc.vn tìm hiểu và phân tích lợi thế cạnh tranh của Shopee qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về Shopee
Danh mục: ▶
Shopee là sàn giao dịch TMĐT có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd. Shopee được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 tại Singapore, và hiện đã có mặt tại các nhiều quốc gia như: Singapore; Malaysia; Đài Loan; Thái Lan; Indonesia; Việt Nam, Philippines và Brazil.
Tại nước ta, mô hình kinh doanh của Shopee là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua – bán giữa các cá nhân với nhau và B2C (doanh nghiệp – người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng & phí đăng bán SP.
Cho đến nay, nền tảng TMĐT này hiện có > 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, và > 7.000 thương hiệu (Brand) cùng các nhà phân phối hàng đầu.
Năm 2020, SHOPEE VƯỢT MẶT LAZADA/SENDO/TIKI về lượng truy cập. Tổng lượng truy cập website của cả 3 sàn TMĐT là Tiki, Lazada và Sendo trong quý III chỉ tương đương 90% của Shopee. Theo số liệu của iPrice Insights, lượt truy cập website Shopee trung bình mỗi tháng đạt 62,7 triệu, tăng 19% so với quý gần nhất & 81% so với cùng kỳ 2019.
Shopee cũng là nền tảng TMĐT duy nhất duy trì đà tăng trường về chỉ số lượt truy cập trên website trong năm qua. Trong khi các đối thủ như Tiki/Lazada ghi nhận tốc độ tăng trưởng lượng truy cập website < 10%. Riêng Sendo thậm chí còn sụt giảm lượng truy cập trênwebsite. Tổng lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của cả 3 sàn TMĐT này là 56,8 triệu, chỉ tương đương > 90% lượt truy cập của Shopee.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Shopee
1. Điểm mạnh
- Bắt trend nhanh: Mặc dù ra mắt sau so với Tiki/Lazada/Sendo nhưng khi Shopee xuất hiện với những chiến dịch QC rầm rộ, cùng các ưu đãi hot, mã giảm giá , mã freeship đã thu hút đông đảo người tiêu dùng Việt.
- Chiếm thị phần cao trong thị trường TMĐT: Shopee đứng đầu về cả lượt tải về lẫn sử dụng ứng dụng.
- Có nguồn tài chính lớn và rót vốn liên tục: Shopee được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bổ sung nhiều lần vốn điều lệ…
- Mạng lưới phân phối rộng lớn và nhanh chóng
- Chính sách bảo vệ người mua hàng và người bán rất tốt.
- Các SP được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình KM hấp dẫn.
2. Điểm yếu
- Nếu muốn đổi hàng thì bên người mua phải chịu mất thêm phí ship.
- Shopee khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên sàn.
- Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện, quản lý kém. Người bán có thể trả tiền & thuê người đánh giá nhận xét tích cực.
3. Cơ hội
Để tận dụng điểm mạnh & khắc phục điểm yếu, Shopee có thể nắm bắt một số cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu & tăng doanh số bán hàng như sau:
- Thời lượng sử dụng Internet của người VN cao: Trung bình 1 ngày, người Việt có thể sử dụng Internet lên đến 4 tiếng >> tạo cơ hội lớn để phát triển kinh doanh online.
- Xu hướng mua hàng online hiện đang tăng mạnh: Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online nhiều hơn, đây là một cơ hội lớn để Shopee phát triển.
- Bán hàng trên nền tảng TMĐT thuộc TOP các ngành nghề được chính phủ khuyến khích & ưu tiên phát triển
4. Thách thức
- Đối thủ cạnh tranh mạnh: Đối với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường TMĐT hiện nay, Shopee có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Lazada/Tiki/Sendo
- Tuy việc mua hàng online đang phát triển rất mạnh, song bên cạnh đó còn phát sinh nhiều vấn đề như mua hàng fake, lừa đảo,… tạo nên xu hướng dè chừng cho KH khi không được kiểm hàng.
- Chi phí bán hàng cao: TMĐT là hình thức bán hàng còn khá mới ở nước ta, do đó chi phí để duy trì trang, các kho & hỗ trợ KH là rất cao
Lợi thế cạnh tranh của Shopee
Xét về lợi thế cạnh tranh, Shopee có một số lợi thế cạnh tranh nổi bật như sau:
1. Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động
Trong khi một số nền tảng TMĐT khác đều chỉ tập trung vào website & coi đó là nền tảng chính thì Shopee lại thực hiện 1 chiến lược khác ngay từ đầu bằng việc tung ra app trên di động để tận dụng lượng người dùng sử dụng smartphone cao ở khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo gần đây của iPrice cho thấy app Shopee được xếp hạng hàng đầu về số lượt tải xuống & lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong khu vực Đông Nam Á. Trên 90% giao dịch của Shopee đến từ app di động.
2. Tính nội địa hóa & tùy chỉnh cao
Một lợi thế cạnh tranh nữa của Shopee đó là tính nội địa hóa & tùy chỉnh cao.
Thay vì là 1 ứng dụng chung cho khách hàng của các nước, Shopee lại làm app độc lập ở mỗi thị trường khác nhau. Điều này cho phép Shopee giới thiệu tính năng dành riêng cho 7 thị trường mà sàn đang hoạt động là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam & Philippines.
VD, tại Indonesia, Shopee đã ra mắt 1 mảng riêng cho các SP và dịch vụ Hồi giáo để phục vụ đối tượng theo đạo Hồi. Còn ở Thái Lan và Việt Nam, nơi những người nổi tiếng & KOL có ảnh hưởng nhiều đến thói quen mua hàng của người dùng, Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán SP do các ngôi sao QC và đại diện.
Xem thêm Video: 10 điều cơ bản cần phải biết khi bán hàng trên Shopee