Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee chi tiết cho bạn tham khảo
Hiện nay, kinh doanh trên Shopee đang trở thành xu hướng kinh doanh online rất HOT tại nước ta. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về hình thức kinh doanh online này, hãy tham khảo kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee chi tiết dưới đây nhé.
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee: Kinh doanh không cần vốn
Danh mục: ▶
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh trên Shopee mà không cần chút vốn nào. Mô hình này cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người muốn kinh doanh nhưng chưa đủ vốn hoặc có ít vốn. Từ việc tạo gian hàng, đăng bán sản phẩm, cho đến các công cụ quảng bá SP thì Shopee đều cung cấp miễn phí cho bạn. Đây là lợi thế rất lớn dành cho người mới bắt đầu bán hàng online.
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee: Tận dụng các chương trình KM
Shopee thường đưa ra các chiến dịch hỗ trợ quảng cáo cho shop. Nếu là shop mới, bạn có thể thu hút KH bằng các mã KM, mã giảm giá. Shopee cũng thường xuyên chạy các chương trình QC đồng giá, giảm giá hay tặng voucher miễn phí… để giúp các shop đẩy hàng nhanh hơn.
Shopee cũng giúp bạn tạo ra các mã giảm giá riêng, hay các voucher phù hợp với gian hàng. Shop đừng bỏ qua những chương trình này nhé, bởi đây là cơ hội rất tốt giúp bạn quảng bá một cách tự nhiên cho shop. Ngoài ra, các chương trình KM này còn giúp shop bạn tăng tương tác và có được nhiều đơn hàng hơn. Đây là một trong số những kinh nghiệm kinh doanh trên đem lại hiệu quả cao cho shop của bạn.
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee: Ứng dụng bán hàng tối ưu trên các thiết bị di động
Shopee xây dựng app được thiết kế với cấu hình đơn giản, giao diện thu hút, giúp bạn quản lý & sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều. App Shopee trên điện thoại cũng giúp người mua cũng như chủ shop dễ dàng kinh doanh, buôn bán sản phẩm trên shopee.
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee: Những điều bạn cần chuẩn bị
Đầu tiên, trước khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee, bạn cần phải là người mua hàng khôn ngoan. Bạn hãy đóng vai trò là 1 người mua để có được tư duy và cảm nhận của KH về SP. Khi KH có nhu cầu mua một SP nào đó, họ sẽ đánh tên SP lên thanh tìm kiếm shopee. Sau khi các SP hiện ra, họ sẽ nhìn vào 1 số tiêu chí như: SP có ảnh đẹp hay không; giá có tốt không; đang được sale bao nhiêu; lượt bán nhiều hay ít; đánh giá SP có tốt hay không; vị trí shop (KH thích shop gần chỗ họ để đỡ phí ship); KM liên quan tới vận chuyển; phản hồi chat của shop (nhanh hay chậm); số người theo dõi shop…
Từ các vấn đề trên, khi kinh doanh trên Shopee bạn sẽ biết cách chuẩn bị SP cho gian hàng của mình & đảm bảo chất lượng SP. Shopee chỉ ưu tiên những SP có giá thành rẻ & chất lượng tương xứng. Nếu shop của bạn mới thành lập, chưa có danh tiếng trên sàn thì bạn không nên đặt mức giá quá cao bởi nó sẽ không thu hút được KH.
Hãy lựa chọn 1-2 SP giá rẻ và đem đi so sánh với các SP cùng loại trên thị trường. Nếu giá của shop bạn nhập là rẻ nhất thì nên kinh doanh để kéo KH đến shop, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu đã có tên tuổi. Nếu để giá rẻ thì lợi nhuận sẽ giảm. Nhưng bạn cũng có thể lấy số lượng bù chất lượng, vừa đảm bảo lợi nhuận và thu hút khách hàng.
Bạn cũng có thể lựa chọn những mặt hàng có lợi nhuận cao, nhưng sẽ khó bán & bán chậm hơn so với các SP giá rẻ. Bù lại là bạn chỉ cần bán SP với số lượng ít cũng đã thu hồi được vốn & đạt doanh thu tốt.
Đa số các SP dễ bán trên Shopee là những SP liên tục thay đổi mẫu mã & chất lượng trong 1 năm. Đặc biệt là các SP ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết, môi trường, VD như quần áo, đồ ăn vặt, trái cây sấy khô, phụ kiện… KH sẽ thay đổi thói quen mua sắm nhanh hơn đối với các SP này.
Bạn cũng có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người đã kinh doanh trên shopee thành công. Những kinh nghiệm của họ sẽ giúp bạn tìm ra những chiến lược đúng đắn cho gian hàng của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản nhất về quản lý Shopee để giúp quản lý kênh bán hàng này hiệu quả hơn.
Xem thêm Video: 10 điều cơ bản cần phải biết khi bán hàng trên Shopee
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee: Cách đặt tên & mô tả cho sản phẩm
1. Kinh nghiệm đặt tên sản phẩm
Đặt tên SP sẽ quyết định rất nhiều đến việc tiếp cận KH mục tiêu cũng như thu hút KH đặt mua SP. Có rất nhiều cách đặt tên SP khác nhau, bạn cũng có thể sáng tạo tên SP theo ý muốn của mình. Nhưng để SP tăng khả năng tiếp cận KH, bạn nên đặt tên theo một số công thức có sẵn như:
- Công thức 1: Loại SP + Tên thương hiệu + Mã SP (nếu có) + trọng lượng/dung tích SP (nếu có) + đặc điểm (nếu có) + công dụng nổi bật + KM (nếu có)
- Công thức 2: từ khoá 1 [giật tít] + từ khoá 2 + công dụng + đặc điểm của SP
- Công thức 3: [giật tít] từ khoá 1 + từ khoá 2 + công dụng SP
2. Kinh nghiệm viết mô tả SP
Một yếu tố quan trọng khiến KH chuyển đổi hành động từ tìm kiếm SP sang click mua, đó là phần mô tả SP. Dưới đây là một số lưu ý khi viết mô tả cho SP của shop:
- Đọc kĩ quy định về tiêu chuẩn cộng đồng của shopee, các quy định liên quan đến các ngành hàng khác nhau để trách tạo SP bị khóa.
- Nghiên cứu cách mô tả SP của các shop trong TOP 5, rồi rút ra kinh nghiệm để làm cho shop của mình.
- Lưu ý là KH chỉ đọc khoảng 3 dòng đầu tiên nên các ưu thế của SP, bảo hành hay bằng chứng uy tín của SP thì phải đặt ở vị trí đầu tiên.
- Phải tạo hashtag ở phần cuối, chọn khoảng tầm chục hashtag liên quan đến SP, để khi có người search từ khóa, SP sẽ có cơ hội hiển thị trước mắt KH cao hơn
- Đánh vào phần QC & thêm từ khóa, xong đánh các từ khóa liên quan đến SP của mình, Shopee sẽ tự động hiện lên số LƯỢT TÌM KIẾM trong 30 ngày gần nhất.
- Nên có địa chỉ shop để thêm phần tin tưởng cho khách hàng.
Xem thêm video: CÁCH VIẾT BÀI CHUẨN SEO SHOPEE NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỂU QUẢ NHẤT
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee cho bạn tham khảo. Bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm này để kinh doanh trên Shopee hiệu quả nhé!